Kinh nghiệm kế toán dành cho các công ty mua bán và sửa chữa ô tô
Kinh nghiệm kế toán dành cho các công ty mua bán và sửa chữa ô tô, 346, Thanh Thúy, Xe Hơi Ô Tô
, 30/05/2019 10:11:21Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán công ty sửa chữa oto qua chuyện kể
Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là kinh nghiệm xin việc.
Vậy Kinh nghiệm xin việc là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.
Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.
Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.
Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.
Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.
Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.
Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.
Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:
- Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)
- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)
- Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)
- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không.
- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).
Giữa rất nhiều ứng viên đang tìm việc kế toán, nếu bạn muốn nhanh chóng được tuyển dụng vào các công ty sửa chữa ô tô thì việc tích lũy những kinh nghiệm có thật này sẽ rất hữu ích cho quá trình xin việc của mình đấy nhé!
Hướng dẫn Hạch toán kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô
Đặc điểm ngành nghề: Kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô sẽ bao gồm cả hoạt động thương mại (bán phụ tùng). Và hoạt động dịch vụ ( dịch vụ sửa chữa).
Đối với DN sửa chỗ ô tô có 2 hoạt động chính như sau:
- Dịch vụ sửa chữa
- Bán phụ tùng
Thông thường thì khó mà phân biệt đâu là hoạt động thương mại, và đâu là hoạt động sửa sửa để xác định chi phí 621 cho chính xác.
Thực tế, đối với phụ tùng thì khách hàng phải mua rồi mới thay thế, DN bán theo giá bán chứ không phải theo giá vốn. Nên cần phải tách rỗ hoạt động này ra khỏi hoạt động sữa chữa, và xem đó như là 1 hoạt động thương mại.
Có hai hướng chính như sau: vật liệu tồn kho chia làm hai mãng một là tách và riêng rẽ 152 cho những phụ tùng phục vụ sữa chữa xe, sản phẩm trưng bán thì là 156 => kho có hai dạng là hàng hóa + vật liệu
Đối với hoạt động sửa chữa, về kế toán rắc rối nhất vẫn là khâu giá thành.
Đối tượng tính giá thành có thể là: từng chiếc xe cụ thể, công việc sửa chữa, tính chung cho tất cả
Tùy từng yêu cầu mà xây dựng các thức tập hợp chi phí và tính giá giá thành cho phù hợp.
Thông thường, thì sếp muốn biết lãi/lỗ theo từng xe sửa chữa nên phải tính giá thành cho từng xe.
Khi đó cần thiết lập để tính giá thành theo xe:
Chi phí trực tiếp: chi phí nào phát sinh trực tiếp theo xe thì tập hợp đích danh cho xe
Chi phí gián tiếp: các chi phí dùng chung cho nhiều xe thì cần xây dựng tiêu chi phân bổ. Thông thường thì phân bổ theo doanh thu dịch vụ (mỗi công việc sửa chữa đều có giá hết, và khi xây dựng giá sửa chữa thường căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc)
Khi có xe khách đến liên hệ / thợ chính sẽ kiểm tra tình trạng xe hư hỏng/ miêu tả công việc cụ thể cần làm và sửa chữa về tình trạng xe cho khách hàng biết/ khách hàng yêu cầu làm bảng báo giá cho các hạng mục sữa chữa hư hỏng đó/ khách hàng xem xong duyệt chấp nhận bàn giao xe cho sửa chữa/ tiền hành lập kế hoạch sửa chữa ( xác định phần nào gia công sửa chữa, phần nào phải thay mới phụ tùng thay thế, tháo dỡ theo đúng quy trình định trước tùy theo kinh nghiệp của thợ cả)/ những bộ phận hư hỏng ko thể sửa chữa được thì phải mua phụ tùng mới thay thế phụ tùng củ đã bị hư hỏng/ sau khi sữa chữa xong làm bảng tổng hợp quyết vật liệu nhân công cho xe đó giao cho khách hàng 04 bản mình giữ 02 khách 02 để sau này làm căn cứ xuất hóa đơn, còn nếu không thì làm hợp đồng và xuất theo hợp đồng tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp quản lý
Phụ tùng sửa chữa xe mua về nhập kho thì tiến hành nhập kho bình thường (làm phiếu nhập kho):
Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi: Ủy nhiệm chi
- Nợ TK 152
- Nợ TK 1331
- Có TK 111, 112, 331
Khi xuất kho sử dụng sữa chữa xe thì làm phiếu xuất kho phiếu xuất kho này dùng kẹp các chứng từ sau này
Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu bằng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : – Khi khách hàng chuyển vào TK của cty: Giấy báo có
- Nợ TK 621 (có mã chi phí theo dõi riêng cho từng biển số xe 51F0003)
- Có TK 152
Chí phí nhân công sửa chữa xe :
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
- Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
- Bảng chấm công hàng tháng
- Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
- Tất cả có ký tá đầy đủ
- Nợ TK 622
- Có TK 334
Chi chi phí sản xuất chung: khấu hao tài sản, máy móc thiết bị phụ sửa chữa: xe nâng, xe cẩu…phân bổ chi phí trước dài và ngắn hạn công cụ dụng cụ: cà lê, mỏ lết, đũa vặn…..các chi phí chung khác điện nước khác …
- Nợ TK 627,1331
- Có TK 111,112,331,142,242….
Công cụ dụng cụ, TSCĐ tiến hành phân bổ và theo dõi theo QĐ45 tùy theo sử dụng bộ phận nào phân bổ cho bộ phận đó
Nếu cuối tháng xe chưa sửa chữa xong và chưa xuất hóa đơn VAT thì treo ở TK 154
- Nợ TK 154
- Có Tk 621
- Có TK 622
- Có TK 627
Khi xe ra xưởng thì kết chuyển ( gửi khách hàng bảng quyết toán chi phí sửa chữa + hóa đơn VAT+Phiếu giao xe)
Xuất hóa đơn tài chính GTGT
Nội dung hóa đơn: Sửa chữa xe biển số 51F0003 theo bảng quyết toán ngày/tháng/ năm)
- Nợ TK 111,112,131
- Có Tk 511
- Có tk 33311
- Tính giá thành
- Nợ 632
- Có 154 (của biển số xe ra xưởng 51F0003)
Các bút toán kết chuyển cuối kỳ ta làm tương tự như các loại hình công ty khác. Lưu ý khi xuất hóa đơn GTGT ta phải đính kèm bảng kê chi tiết công việc như linh kiện, công thợ.Để làm căn cứ xuất kho.
Vừa rồi là cách hạch toán kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô mà các bạn kế toán đang hoặc muốn làm việc tại các công ty này nên biets. Trong quá trình làm nếu không có điều kiện theo dõi chi tiết từng chiếc xe thì ta sẽ kết chuyển giá vốn 154 qua 632 theo phần trăm doanh thu ta xuất ra .Thường là 70-80% doanh thu. Để tiện công việc kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô các bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán Smart Pro với các công cụ khấu hao, phân bổ, kết chuyển, theo dõi chi tiết từng xe một cách dễ dàng và thuận tiện. Giảm thiểu sai xót và khối lượng công việc của kế toán.
Kinh nghiệm kế toán dành cho các công ty mua bán và sửa chữa ô tô Kinh nghiệm chọn mua